Tin Tức

THỢ XÂY NHÀ BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

Tự xây nhà nhưng thợ bị tai nạn

Hiện nay, việc người dân tự xây dựng nhà cửa diễn ra phổ biến. Một phần là đi thuê các công ty xây dựng, một phần là mượn thợ hoặc tự mình đứng ra thuê thợ rồi tự thi công. Việc tự xây dựng sẽ tiết giảm rất nhiều chi phí và tránh lãng phí vật liệu do chủ nhà có thể giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi việc không có đủ các hiểu biết về an toàn trong thi công xây dựng, không đủ các dụng cụ, trang thiết bị nhất là trang bị bảo hộ, an toàn lao động. Điều này đã dẫn đến khá nhiều vụ tai nạn lao động trong việc xây dựng nhà ở của người dân.

Ngoài ra, việc hiểu biết về các quy định của pháp luật liên quan của người dân trong lĩnh vực xây dựng và tai nạn lao động còn khá hạn chế. Vậy, khi xảy ra những tai nạn lao động trong việc xây nhà ở của người dân thì trách nhiệm sẽ như thế nào. Trước tiên cần phải xác định đối tượng và thiệt hại xảy ra, cả thiệt hại vật chất cũng như tính mạng, sức khỏe của người bị tai nạn.

Điều 298 của Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng:

“1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hoặc lĩnh vực khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 và Điều 281 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. Làm chết người;
  2. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  3. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  4. Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  6. Làm chết 02 người;
  7. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  8. Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  1. Làm chết 03 người trở lên;
  2. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng ty lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  3. Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
  4. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Rõ ràng tai nạn lao động hoặc rủi ro trong lĩnh vực xây dựng là rất nhiều, đa dạng. Tai nạn lao động trong xây dựng có thể xảy ra ở bất cứ công trình nào, dù là của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Do vậy, khi tự mình tổ chức thi công xây dựng phải cần lưu ý đặc biệt đến việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Đặc biệt là đảm bảo an toàn lao động trong hoạt động xây dựng, từ đó tránh các rủi ro và thiệt hại không mong muốn.

Nếu cần tư vấn, trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực tai nạn lao động, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo các thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Dương Khôi Minh

Địa chỉ: Số 7 – 9, Ngõ 87 Phố Yên Duyên, P. Yên Sở, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội.

Website: luatduongkhoiminh.com

Số điện thoại Hotline: 0906.238.583 – 0904.680.383.

Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin khi quý khách cần trợ giúp pháp lý.

Rate this post